Thiết lập Quy trình GRS một cách khoa học quyết định tới sự thành công trong việc áp dụng Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (Global Recycling Standard) của các tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây là các bước trong quy trình thực hiện GRS.
BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN ÁP DỤNG GRS
Lãnh đạo doanh nghiệp chọn một ngày để họp toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổ chức để tuyên bố về việc áp dụng Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu
BƯỚC 2: THÀNH LẬP CÁC BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH
- Lựa chọn thành viên và thành lập Ban GRS
- Bổ nhiệm trưởng Ban GRS
- Phân công trách nhiệm, quyền hạn
BƯỚC 3: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
Tiến hành đánh giá sơ bộ để xác định điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức đối với việc áp dụng Global Recycling Standard.
BƯỚC 4: ĐÀO TẠO NHẬN THỨC GRS
Lựa chọn chuyên gia đào tạo GRS để tiến hành đào tạo nhận thức cho Đại diện lãnh đạo tổ chức, các thành viên Ban GRS và một số nhân viên liên quan. Khóa đào tạo cần làm rõ các hướng dẫn và yêu cầu của GRS cũng như những phương pháp, công cụ cần thiết để áp dụng Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu. Kết thúc khóa đào tạo cần có bài kiểm tra để đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo.
BƯỚC 5: LẬP KẾ HOẠCH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN GRS
Ban GRS có trách nhiệm lập kế hoạch áp dụng Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu. Trong đó phân công công việc cụ thể cho từng phòng/ban, đơn vị, bộ phận liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính, kết quả dự kiến là gì, cần hoàn thành công việc trong thời gian bao lâu.
BƯỚC 6: SOẠN THẢO QUY TRÌNH, TÀI LIỆU GRS
Để kế hoạch áp dụng GRS được triển khai một cách suôn sẻ, tổ chức cần xây dựng các quy trình, tài liệu, hướng dẫn công việc cụ thể. Ban GRS là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn này. Tất cả quy trình, tài liệu sau khi soạn thảo xong phải được trình lên lãnh đạo để phê duyệt
BƯỚC 7: HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG, SẮP XẾP LẠI NHÀ XƯỞNG (NẾU CẦN)
Tổ chức cần điều chỉnh cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại các kho nguyên vật liệu và sản phẩm để nhận diện và phân tách nguyên liệu và sản phẩm tái chế với nguyên liệu và sản phẩm thông thường.
BƯỚC 8: TRIỂN KHAI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN GLOBAL RECYCLING STANDARD
Các phòng/ban, đơn vị, bộ phận áp dụng các quy trình, tài liệu, biểu mẫu đã được lãnh đạo phê duyệt vào thực tế. Quá trình thực hiện GRS phải đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn công việc đã đề ra.
BƯỚC 9: ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
Các thành viên Ban GRS được đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ theo yêu cầu của tiêu chuẩn GRS. Chỉ những cá nhân hoàn thành bài kiểm tra mới được thực hiện đánh giá nội bộ.
BƯỚC 10: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ GIAI ĐOẠN 1
Chuyên gia đánh giá nội bộ tiến hành đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn GRS. Việc đánh giá nội bộ phải được tiến hành theo đúng quy trình, không thiên vị, giấu lỗi.
BƯỚC 11: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC GIAI ĐOẠN 1
Tổ chức tiến hành khắc phục tại những điểm chưa phù hợp phát hiện được trong quá trình đánh giá nội bộ giai đoạn 1, thảo luận và tìm ra nguyên nhân của sự không phù hợp.
BƯỚC 12: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ GIAI ĐOẠN 2
Mục đích của việc đánh giá nội bộ giai đoạn 2 là rà soát lại những điểm chưa phù hợp phát hiện trong đánh giá giai đoạn một, đánh giá hiệu quả của hành động khắc phục.
BƯỚC 13: ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN GRS
Khi nhận thấy tổ chức đã tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu, tổ chức tiến hành đăng ký chứng nhận GRS với cơ quan chứng nhận có thẩm quyền.
BƯỚC 16: ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN GRS VỀ CÁC YÊU CẦU TÁI CHẾ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận của tổ chức, cơ quan chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống cơ sở để đánh giá hiện trường. Đồng thời, chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện thẩm tra hệ thống quy trình, hồ sơ, tài liệu liên quan tới việc áp dụng tiêu chuẩn GRS của tổ chức
BƯỚC 17: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC GIAI ĐOẠN 2
Báo cáo đánh giá chứng nhận sẽ được gửi tới tổ chức, trong đó ghi nhận các điểm chưa tuân thủ mà doanh nghiệp cần khắc phục. Tổ chức có trách nhiệm hoàn thành khắc phục theo đúng yêu cầu và thời gian quy định.
BƯỚC 18: NHẬN CHỨNG CHỈ GRS
Cơ quan chứng nhận xác minh việc hoàn thành khắc phục của tổ chức và cấp chứng chỉ GRS có hiệu lực 1 năm chứng minh tỏ chức đã áp dụng thành công Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu.
- Xem thêm Chứng nhận GRS